Câu chuyện xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam
Dù là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng mỗi năm, Việt Nam phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã chế biến. Câu chuyện trên đã gây ra nhiều tranh luận xung quanh ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cà phê của nước ta.
Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường thế giới 1,4 triệu tấn cà phê. Với tổng giá trị hàng xuất đạt 3,2 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, ngành nông nghiệp đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, giống như nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam. Cà phê vẫn chỉ đang được đưa ra thế giới các sản phẩm thô.
Hiện tại, chiếm giá trị lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu là cà phê hạt. Sau đó là cà phê rang xay. Và cuối cùng là các sản phẩm cà phê thành phẩm. Người dân trong nước vẫn đang sử dụng cà phê nhập khẩu nước ngoài. Thực tế các báo cáo đều chỉ ra rằng, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia có lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Mỗi năm, trung bình nước ta nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến.
Còn điều gì đáng nói hơn việc: Cà phê Việt ngon nhưng người dân Việt lại không được thưởng thức chúng! 60.000 tấn cà phê Việt Nam nhập có nguồn gốc từ các nước Brazil, Mỹ, Trung Quốc. Trong đó có không ít những quốc gia có điều kiện cà phê thấp hơn. Như: Indonesia, Lào, Campuchia… Như vậy có thể thấy, nước ta được ưu ái về điều kiện trồng cà phê. Nhưng vẫn đang đi sau rất nhiều nước bạn trong việc đưa các sản phẩm của mình ra trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu cà phê thô và cà phê đã qua chế biến
Giá trị xuất khẩu cà phê thô thấp hơn nhiều lần so với cà phê thành phẩm. Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị cùng công nghệ để chế biến cà phê lại rất tốn kém. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu. Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô trang trại cùng mức đầu tư thấp. Không thể cung cấp các sản phẩm cà phê thành phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế ra nước ngoài. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các nguyên liệu thô.
Việc đầu tư cho công nghệ, dây chuyền chế biến hiện đại và đồng bộ là điều kiện tiên quyết nhằm giải quyết được thực trạng trên. Việc đầu tư này giúp nâng cao giá trị cho cà phê. Giá trị doanh nghiệp thu về cũng cao hơn trước nhiều lần. Không chỉ có lợi cho chính các doanh nghiệp, việc hướng đến chế biến cà phê thành phẩm cũng giúp thúc đẩy hàng hóa tiêu dùng nội địa. Người Việt sẽ được thưởng thức chính những dòng cà phê do người Việt làm ra. Tạo thêm thu nhập và nội lực cho chính nền kinh tế đất nước. Những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước cũng sẽ có được những lợi thế nhất định trên bàn đàm phán với các hợp đồng mang tính quốc tế.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay trên cả nước có hơn 20 nhà máy chế biến cà phê. Công suất mỗi năm lên đến 75 nghìn tấn sản phẩm cà phê hòa tan thành phẩm. Một sự nỗ lực đáng được ghi nhận của các doanh nghiệp cùng chính phủ. Từ một nước xuất khẩu nguyên liệu cà phê thô, Việt Nam vươn lên hàng thứ 5 trong số những nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất chế biến cà phê đóng góp quan trọng vào ngân sách đất nước.
Phục vụ từng thị trường cà phê khác nhau
Như đã nêu ở trên, Việt Nam nhập cà phê từ rất nhiều nước để phục vụ thị trường nội địa. Điều này cho thấy gu thưởng thức cà phê của người tiêu dùng rất đa dạng. Và có sự tương đồng đáng kể với các quốc gia khác trên thế giới.
Anh Phạm Văn Hòa chủ doanh nghiệp du lịch quốc tế tại HCM cho biết. Anh đã đi đến nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới. Mỗi nơi anh đến, anh đều chọn cà phê nơi đó để thưởng thức. Nhưng không ở đâu mà cà phê khiến anh yêu thích như cà phê tại chính Lâm Đồng, Việt Nam.
Đối với một chủ quán cà phê, chị Nguyễn Thu Huyền (Phố cổ Hà Nội) cho biết. “Tôi vẫn luôn sử dụng các sản phẩm cà phê Việt tại quán của mình. Không chỉ vì giá thành và nguồn sẵn có. Tôi chọn Dương Cafe vì muốn đem đến cho du khách nước ngoài những trải nghiệm chỉ riêng có tại quê hương tôi khi họ đến đây. Cà phê là một món quà đặc sản quê hương mà tôi tự hào.”
Bạn bè quốc tế vô cùng yêu thích cà phê Việt. Vì hương vị cà phê thơm ngon. Vì nghệ thuật thưởng thức cà phê độc đáo. Đây là một thực tế. Cà phê Việt đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của những người yêu cà phê trên thế giới. Và cà phê Việt vẫn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và gu thưởng thức của người dùng.
Tiêu chuẩn nào cho cà phê?
Khách hàng thông thái hiện nay đã quan tâm đến tiêu chuẩn của cà phê. Cà phê nguyên chất, thơm ngon và đảm bảo an toàn. Hai tiêu chuẩn châu Âu hiện nay đang được các doanh nghiệp Việt ứng dụng là UTZ và BRC. Với công thức “From Farm To Table”, người tiêu dùng trong nước sẽ được sử dụng các sản phẩm cà phê chất lượng. Cà phê mang tiêu chuẩn quốc tế ngay tại thị trường Việt.
Dương Cafe – Tinh chất cà phê Việt
Là một trong những doanh nghiệp Việt đang theo đuổi những giá trị này, Dương Cafe sẽ là lựa chọn hàng đầu cho sở thích, sức khỏe và những giá trị mà khách hàng được nhận. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, ứng dụng tiêu chuẩn Châu Âu vào quá trình sản xuất, các sản phẩm của Dương Cafe hoàn toàn đáp ứng yêu cầu và gu thưởng thức của khách hàng.
Anh Lê Anh Việt (Hà Nội) đã chia sẻ với chúng tôi về sở thích dùng cà phê của mình. “ Mỗi sáng tôi đều dùng một cốc cà phê hòa tan trước khi vào làm việc. Vừa khiến tinh thần tỉnh táo, vừa thoả mãn bản thân khi được uống đồ uống yêu thích. Tôi đã từng uống nhiều dòng cà phê Việt. Sau cùng, tôi chọn Black Coffee của Dương Cafe. Cà phê mạnh, đậm vị nhưng vẫn dễ uống.”
Ngoài phục vụ thị trường trong nước, hiện các sản phẩm cà phê của Dương Cafe đang được xúc tiến đưa ra thị trường quốc tế. Trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ…Cà phê Chồn là một trong những sản phẩm của Dương Cafe đang được bạn bè quốc tế vô cùng yêu thích. Cà phê Chồn Kopi Luwak và Cà phê Chồn Weasel đều đã có mặt tại thị trường quốc tế. Với cam kết 100% cà phê chồn nguyên chất, là món quà tặng tuyệt vời dành cho các quý khách hàng.
Bộ Quà tặng Cà phê Chồn Đẳng cấp