fbpx

Nghịch lý: Nhập khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh

Cach bao quan ca phe

Việt Nam được biết đến là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Thế nhưng, cà phê Việt Nam lại chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng thô, chưa mang lại giá trị tương xứng. Một thực tế đáng buồn hơn nữa là trong những năm gần đây, lượng cà phê nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Nhập khẩu tăng mạnh – Xuất khẩu sụt giảm

Theo số liệu từ Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương, Việt Nam nhập khoảng 1 triệu bao cà phê trong niên vụ 2016-2017. Tăng khoảng 360.000 bao so với niên vụ trước. Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu chính là các nước Brazil, Trung Quốc và Mỹ. Các sản phẩm được nhập khẩu bao gồm cả cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê pha sẵn.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê năm 2017 vừa rồi đạt hơn 1,4 triệu tấn và 3,2 tỉ USD. Đã có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2016 về khối lượng là 20% và 4% về giá trị. Mặc dù chiếm 19% thị phần cà phê toàn cầu, nhưng có tới 90% cà phê xuất khẩu dạng thô. Còn tỉ lệ cà phê chế biến sâu chỉ đạt 10% sản lượng cà phê của cả nước.

Nguyên nhân của nghịch lý

Sự yếu thế về công nghệ

Các hãng đồ uống nước ngoài cũng như thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe về nguồn nguyên liệu cho sản phẩm của họ. Trong khi ở Việt Nam, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để đẩy mạnh công nghệ chế biến, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê rang xay, hòa tan nước ngoài.

Ngay ở bước đầu tiên, chưa có sự đồng bộ về tiêu chuẩn thu hoạch cho nông dân. Vẫn còn bộ phận nông dân chưa nắm rõ tiêu chuẩn về độ chín dẫn đến chất lượng thấp. Tại bước sơ chế khô đầu tiên, có tới hơn 80% sản lượng thực hiện tại các hộ gia đình. Sân phơi là sân đất, hoặc là bạt với nền xi măng, khiến cà phê lẫn nhiều tạp chất.

Rang xay Moka
Thiết bị rang xay cà phê

Đối với chế biến cà phê bột, các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, máy móc còn lạc hậu. Mặt khác, nguyên liệu thay thế được pha trộn với cà phê dẫn tới sự lo ngại về chất lượng.  

Sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu cà phê nước ngoài

Trong những năm gần đây, ngành bán lẻ cà phê phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nổi bật lên là các thương hiệu nước ngoài như Starbucks, McCafe, Dunkin Donuts và PJ’s Coffee,… Các thương hiệu này mở rộng thị trường tại Việt Nam kéo theo sản lượng cà phê nhập khẩu tăng.

The coffee house

Không phải do cà phê Việt Nam không ngon, hay chất lượng kém, nên họ “chê” không sử dụng. Mà thực tế, các thương hiệu này thường sử dụng cà phê Arabica. Trong khi sản lượng loại cà phê này ở Việt Nam còn ít. Kể cả sản lượng đủ đáp ứng thì hương vị của cà phê Arabica Việt Nam cũng sẽ khác với những nới khác trên thế giới.

Đâu là hướng đi chính xác cho ngành cà phê Việt Nam

Để xứng tầm với vị thế của cà phê xuất khẩu, trước tiên Việt Nam cần đảm bảo về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế. Thắt chặt khâu kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình từ trồng đến chế biến.

Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp ý thực được việc đầu tư công nghệ cho rang xay, chế biến. Và cũng đã có sản phẩm cà phê rang xay, hòa tan xuất khẩu. Thế nhưng chế biến cà phê trong nước vẫn chưa thể theo kịp các nước trên thế giới. Chính vì vậy, cần biến “một số doanh nghiệp” thành “tất cả các doanh nghiệp” đều đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến. Có như vậy, thì ngành cà phê Việt Nam mới giữ vững được vị thế trên thế giới, và còn vươn xa hơn trong tương lai.

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Hoặc liên hệ

CÔNG TY TNHH DƯƠNG CAFE
ĐC: 107C Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Hotline: 0912 104 901
Email: duongtamthanh@gmail.com   –  info@duongcafe.com