fbpx

Những lưu ý khi uống cafe/ Nguyên nhân bị say cafe/ Cách chữa say cafe

Arabica 1

Những lưu ý khi uống cafe/ Nguyên nhân bị say cafe/ Cách chữa say cafe

Bạn đã từng uống cà phê rất nhiều lần, nhưng đã bao giờ bạn từng trải qua cảm giác say cà phê chưa?. Cảm giác choáng váng, nôn nao, người nóng, tim đập nhanh, mặt có cảm giác đỏ và nóng, những tiếng động xung quanh vang hơn bình thường, hành động cũng chậm chạp hơn.

Nhiều người cho biết, say cà phê còn mệt hơn say rượu bởi cảm giác say kéo dài, sau giấc ngủ sâu cảm giác tỉnh táo cũng chưa thể trở lại ngay.

Nguyên nhân gây say cafe

Với liều lượng thích hợp, cafein có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng, hoặc sử dụng cà phê quá đặc, quá lượng vào thời điểm không thích hợp, uống lúc đói sẽ dễ gây triệu chứng say cà phê.

Bên cạnh đó, cafein còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, lúc bụng đói sẽ gây tổn tương niêm mạc dạ dày khiến bạn bị say cà phê hoặc tạo cảm giác cồn cào ruột gan.

Cách chữa say cafe

Khi gặp phải triệu chứng say cà phê, bạn nên uống nhiều nước lọc. Chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất độc này, là cách chữa say cà phê nhanh nhất..

Một vài lưu ý khi uống cafe

Ngoài ra, để đam mê cà phê của bạn không bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng say cà phê và mệt mỏi, bạn hãy lưu ý những điều sau:

Bạn nên uống cà phê vào buổi sáng, sau khi ăn sáng sẽ giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái.

Tránh uống cà phê vào ban đêm vì cafein có tác dụng kích thích và lợi tiểu nhẹ gây mất ngủ.

Tránh uống cà phê đồng thời với dược phẩm, nên đảm bảo cách thời điểm uống thuốc 2 – 3h vì cafein có thể gây tương tác với một số dược phẩm làm mất tác dụng của thuốc.

Tránh uống cà phê đồng thời với rượu vì như vậy sẽ làm cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ.